Cách nhận biết khi cơ thể mất cân bằng độ pH

Sự mất cân bằng pH trong cơ thể thực chất là sự biểu hiện của sự cân bằng giữa nồng độ axit và kiềm trong máu. Thông thường độ pH trong máu đi nuôi cơ thể người bình thường là khoảng 7.3, tức là hơi kiềm. Đối với những người mất cân bằng độ pH trong cơ thể, chỉ số này thường thấp hơn, vì nồng độ axit trong cơ thể cao hoặc cao hơn dễ dẫn đến một số bệnh liên quan đến huyết áp, tim mạch. Một số biểu hiện bên ngoài chúng ta có thể dễ dàng nhận biết như da dẻ khô, quầng mắt thâm, móng tay dễ gãy, tóc rụng, tăng cân, thậm chí là nổi mụn hoặc phát ban, tiêu chảy, táo bón.

Độ pH trong nước

 

Dưới đây là một số nguyên nhân gây mất cân bằng độ pH:

1. Chế độ ăn uống
a. Ăn quá nhiều chất ngọt và chất đạm

     
Không nên ăn quá nhiều chất ngọt và chất đạm


Các loại đồ ăn chứa nhiều axit như bánh kẹo, đồ uống ngọt, các thức ăn giàu đạm như thịt cá… lại khiến cho chúng ta cảm giác ngon miệng hơn. Tuy nhiên, đằng sau những cái ngon đầu lưỡi ấy lại tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với sức khỏe. Lượng axit trong các loại đồ ăn ngọt, dầu mỡ sẽ khiến cơ thể nạp vào nhiều loại axit.Ăn quá nhiều chất ngọt và chất đạm gây ra mất cân bằng độ pH.

Hạn chế sử dụng các loại đồ uống có cồn

b. Uống các loại đồ uống có cồn

Các loại thức uống như rượu bia, các loại nước có ga thường chứa nhiều axit cũng là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng độ pH trong cơ thể.
Đối với các loại thức ăn chứa nhiều chất tạo kiềm như canxi, magie, kali dễ dẫn tới tình trạng thừa kiềm.

c. Tâm sinh lý không cân bằng

Tuổi tác là nguyên nhân chính dẫn đến rối loạn nội tiết tố nữ

Các hoạt động diễn ra bên trong cơ thể thường tạo ra các axit axit sulphuric, axit acetic và axit lactic không tốt cho cơ thể. Nếu thận yếu, những loại axit này sẽ không được đào thải ra ngoài, làm cho các dịch trong cơ thể bị nhiễm axit.
Khi cơ thể bị căng thẳng cũng sinh ra các loại hormon mang tính axit như cortisol hay adrenaline làm cho máu bị nhiễm axit.
Thiếu ngủ cũng gây ra tình trạng dư thừa axit. Tình trạng mất ngủ thường xuyên làm cho các hoạt động trong cơ thể luôn phải làm việc và tiết ra nhiều độc tố. Do đó, lượng axit trong cơ thể cũng theo đó tăng lên làm mất cân bằng độ pH.

2. Tác động của sự dư thừa axit đối với cơ thể
a. Mệt mỏi

Thu nạp quá nhiều lượng axit vào trong cơ thể dẫn đến lượng CO2 trong máu tăng lên, làm tổn thương hệ hô hấp và làm yếu nhịp thở. Lượng oxy lên não cũng bị giảm đi làm cho đầu óc, cơ thể mệt mỏi, mất năng lượng. Hơn nữa, lượng axit trong máu tăng lên làm cho hệ thần kinh bị ức chế, làm cho đầu óc bị căng thẳng, mệt mỏi.

Mệt mỏi do tình trạng mất cân bằng độ pH

b. Gây ra bệnh tật và ung thư

Theo rất nhiều nghiên cứu từ các nhà khoa học, nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tật và các loại khối u trong cơ thể người chủ yếu là do các axit và các gốc tự do trong cơ thể. Các tế bào bị nhiễm axit đều sức đề kháng kém.

Gây ra bệnh tật và ung thư

Khi máu bị nhiễm axit thì máu không còn mang tính kiềm nữa. Lượng axit trong máu làm cho cho các tế bào bị chết. Hoặc có những tế bào sẽ thích ứng với môi trường axit, tuy nhiên, những tế bào này sẽ trở thành những tế bào ác tính gây nên căn bệnh ung thư

Nội môi trường cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh có pH khoảng 7,34 – 7,45 nghiêng về tính kiềm nhẹ