Mục lục
Gout là gì?
Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng Acid uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng thường là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Đa phần bệnh nhân khi điều trị dứt được cơn đau đều tự cho là đã khỏi bệnh mà không biết rằng bệnh vẫn đang âm thầm tiến triển bên trong. Nếu không được điều trị tiếp tục và triệt để, các cơn đau sẽ xuất hiện trở lại ngày càng nhiều và nặng hơn. Ở giai đoạn muộn hơn, có thể xuất hiện những u, cục gọi là hạt tophi (tiếng Anh là topus) xung quanh khớp, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ, có nguy cơ gây biến dạng khớp và có thể dẫn đến tàn phế.
Nguy cơ mắc bệnh
Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ, do các gen bị trục trặc thường có ở nam. Tuy nhiên, phụ nữ có nam tính mạnh cũng vẫn bị mắc gút như thường. Các yếu tố có nguy cơ khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (aspirin, thuốc lợi tiểu).
Một vài dấu hiệu nhận biết bệnh Gout
Các khớp chi dưới, đặc biệt là ngón chân xuất hiện những vết sưng đỏ, kèm theo những cơn đau nhức bất ngờ và rất khó chịu, chỉ cần chạm nhẹ vào những chỗ sưng đỏ cũng khiến người bệnh đau đớn dữ dội.
Ngoài các khớp ở phần chi dưới như bàn chân, cổ chân, đầu gối các cơn đau còn xuất hiện ở các bộ phận khác như cổ tay, bàn tay, các phần khớp khác.
Người mắc bệnh Gout cử động trở nên khó khăn, các khớp xương bị xưng đỏ, đau đơn và khô cứng khiến người bị cảm thấy đau nhức, khó vận động hơn rất nhiều.
Trong một số trường hợp dấu hiệu bệnh Gout không rõ rệt chi thấy đau nhẹ và xuất hiện các u tại các khớp ngón tay, khuỷu tay, ngón chân,… nếu không để ý rất dễ nhầm với dấu hiệu bong gân.
Chế độ ăn cho người bị Gout
Đa số bệnh nhân Gout có thể ăn những gì mình thích, trong giới hạn. Những người bị sỏi thận do acid uric có thể cần tránh hay giới hạn những thực phẩm (có nhiều purin) làm tăng mức acid uric như: cá mòi, cá cơm, cá trích, sò ốc (như: paua, pipi, hến, trai), trứng cá, sò điệp, nước hầm xương, nước sốt (lấy từ lò nướng), óc, cật, gan, tim, lưỡi, bao tử, phèo/lá lách, và thịt đỏ (như thịt bò/cừu, nhất là thịt quay/nướng), măng tây, nấm, đậu Hà Lan, đậu lentil, và đậu ve. Hầu hết mọi người mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 150-200g thịt nạc heo/bò, thịt gà, hay cá. Những bệnh nhân Gout có thể uống cà phê và trà, nhưng cần phải giới hạn mức cồn (nhất là bia và rượu). Để tống các tinh thể acid uric ra khỏi cơ thể, bệnh nhân Gout nên uống mỗi ngày ít nhất 10-12 ly nước ion kiềm giàu hydro (loại ly thấp 1/4 lít).
Ngoài ra bệnh Gout gây đau đớn, nên giải pháp thường dùng là sử dụng thuốc giảm đau, tuy nhiên, các loại thuốc aspirin có tính axit và có thể tiếp tục kích thích các khớp. Bệnh Gout là kết quả do chất thải có tính axit quá nhiều, và có thể bị đảo ngược chỉ đơn giản bằng cách uống nước ion kiềm giàu hydro.
Ông Susan Lark MD tác giả của “The Chemistry of Success”: “Nước ion kiềm giàu hydro sẽ giúp trung hòa độ chua (độ axit) và phục hồi khả năng đệm của bạn. Nước kiềm nên được sử dụng khi điều kiện của quá chua phát triển, chẳng hạn như bệnh gút, các vấn đề tiêu hóa, đau, cảm lạnh, cúm hoặc viêm phế quản. Ngoài ra, việc bổ sung vitamin C, E và Beta Carotene, cũng có tác dụng như là một chất chống oxy hóa khi cơ thể dư thừa các electron tự do. Điều này có thể giúp cơ thể chống lại sự phát triển của bệnh tim, đột quỵ, rối loạn chức năng miễn dịch, và các bệnh thông thường khác. “
Người bị bệnh gút, hay trên thực tế là tất cả chúng ta, nên uống nhiều nước ion kiềm giàu hydro !